Hướng dẫn lắp đặt Thiết bị giám sát hành trình bGPS

Thông qua việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình bGPS (BlackBox GPS) trên phương tiện vận chuyển, người quản lý có thể nắm rõ toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động đi lại của các phương tiện. BGPS không chỉ giúp giám sát và quản lý mọi vật chuyển động, mà còn cung cấp thông tin quan trọng để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Thiết bị giám sát hành trình là một công cụ quan trọng để giám sát vị trí của phương tiện và tối ưu hoá quá trình điều phối. Dưới đây là các bước để lắp đặt thiết bị giám sát hành trình bGPS.

Thiết bị giám sát hành trình là gì?

Thiết bị giám sát hành trình hay còn gọi là thiết bị theo dõi vị trí xe, giúp xác định địa điểm và thời gian di chuyển của các phương tiện vận tải. BGPS cung cấp toàn bộ thông tin về hành trình di chuyển, gồm có thời gian đỗ xe, tốc độ, vị trí xe, số km di chuyển của xe, giúp cho việc quản lý hoạt động vận tải trở nên dễ dàng hơn với các doanh nghiệp. Thiết bị này có chức năng giám sát toàn bộ hành trình di chuyển của xe cùng nhiều chức năng hỗ trợ an toàn khác cho người lái.

Hướng dẫn lắp đặt Thiết bị giám sát hành trình bGPS

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lắp thiết bị giám sát hành trình

Bộ dụng cụ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Bộ dụng cụ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

  1. Đồng hồ số vạn năng.
  2. Kìm tuốt/ cắt dây.
  3. Bộ tua vít.
  4. Băng dính cách điện, băng dính 2 mặt, dây rút
  5. Máy tính bảng hoặc điện thoại smartphone có kết nối mạng (wifi hoặc 4G)

Bước 2: Chuẩn bị thiết bị giám sát hành trình và phụ kiện cần lắp lên xe

  1. Thiết bị giám sát hành trình chính: bGPS

Hướng dẫn lắp đặt thiết bị giám sát hành trình bgps

  1. Anten GSM
  1. Anten GPS
  2. Cáp Nguồn & kết nối với xe
  3. Sim Điện thoại (Mỗi thiết bị được bán ra đã cấp kèm theo một sim lắp sẵn)

Bước 3: Các cổng kết nối với phụ kiện và màu dây tín hiệu kết nối với xe ô tô

  1. Cổng GPS: Kết nối với an-ten GPS (An-ten định vị)
  2. Cổng GSM: Kết nối với an-ten GSM (An-ten truyền dữ liệu)
  3. Cổng IN-OUT: Cáp tín hiệu kết nối xe ô tô

Bước 4: Xác định loại xe cần lắp

– Mỗi loại xe điều có vị trí lắp đặt thích hợp khác nhau, vì vậy cần phải biết loại xe cần lắp, để xác định vị trí lấy tín hiệu và bố trí thiết bị trên xe một cách hợp lý.

– Lắp thiết bị giám sát hành trình tại vị trí đảm bảo chắc chắn, tránh nơi dễ bị tác động nhiều từ bên ngoài.

– Đầu dây nguồn cho thiết bị, quấn băng dính cách điện cho dây và tránh đi dây qua vị trí tản nhiệt.

– Trước khi lắp đặt thiết bị, người lắp đặt phải gọi về bộ phận hỗ trợ, để khai báo những thông tin liên quan

Hotline: 0972768491

  •    Số seri thiết bị
  •    Số SIM điện thoại
  •    Biển số xe
  •    Loại xe
  •   Thông tin tài xế (họ tên tài xế, số GLPX, ngày cấp và hết hạn)…

Lưu Ý : Theo Thông tư số: 91-2015-TT-BGTVT thì mỗi loại xe có tốc độ tối đa cho phép khác nhau, vì thế người lắp đặt phải thông báo cho người khai báo thiết bị lập trình tốc độ tối đa cho phép tương ứng với xe cần lắp, Cụ thể như sau:

 

Bước 5: Kết nối thiết bị vào xe ô tô

Đối với các loại xe chỉ lắp quản lý theo QC 31 BGTVT thì cần những tín hiệu sau

CÁP TÍN HIỆU CHÍNH (Gồm 2 Sợi, bắt buộc phải lắp)

  • Dây nóng (màu vàng) được nối vào nguồn chính của xe (Lấy từ cọc dương [+] nguồn bình ACCU trên xe)
  • Dây mát (màu đen) Lấy từ dây mát của xe (Lấy từ cọc âm [-] của bình ACCU trên xe)

 

 

CÁP TÍN HIỆU PHỤ (Có thể không cần) 

  • Dây tín hiệu cửa của xe (màu trắng) cảm biến đóng mở cửa, được lấy từ phần tín hiệu cửa trên xe.
  • Dây cảm biến máy lạnh (màu xanh dương), được lấy từ phần tín hiệu máy lạnh trên xe (lắp thêm, không bắt buộc).

Lưu ý: Nếu xe tắt máy thì tín hiệu này có điện áp bằng 0 (0VDC) khi mở máy, tín hiệu này lên điện áp cao bằng với điện áp nguồn của xe.

XÁC ĐỊNH LOẠI XE VÀ VỊ TRÍ CẦN LẮP

Mỗi loại xe đều có vị tri lắp khác nhau, vì vậy cần phải biết loại xe cần lắp, để xác định vị trí lấy tín hiệu và bố trí thết bị trên xe 1 cách hợp lý.

 

Bước 6: Kết nối thiết bị với đầu đọc thẻ và kiểm tra hoạt động thiết bị

Sau khi đã kết nối các dây tín hiệu của thiết bị với ô tô xong, tiến hành kiểm tra tín hiệu trên thiết bị thông qua LED báo

Bước 7: Cung cấp thông tin cho người sử dụng

– Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm: Tại đây!

– Cách kiểm tra thiết bị hoạt động tại chỗ và hướng dẫn sử dụng cho chủ xe và tài xế

– Cung cấp thông tin quản lý trên mạng của thiết bị cụ thể là:

  • ​Cung cấp trang quản lý thiết bị: https://gps.busmap.vn/
  • Cung cấp tên đăng nhập (Username)
  • Cung cấp password mặc định (Người sử dụng có thể đổi password)
  • Cung cấp bộ hồ sơ lắp đặt thiết bị gồm
  • Hợp đồng lắp đặt thiết bị
  • Biên bản lắp đặt và bàn giao thiết bị
  • Giấy chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn thiết bị
  • Hướng dẫn sử dụng thiết bị

Nhờ vào BGPS, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và giảm chi phí, đồng thời tăng cường an toàn giao thông và bảo vệ tài sản và nhân viên của mình. Điều quan trọng là kiểm tra các luật pháp hiện hành để đảm bảo tuân thủ đầy đủ.

Tóm lại, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình BGPS là rất quan trọng để quản lý, giám sát và tăng cường an toàn cho các phương tiện vận chuyển của các doanh nghiệp. Việc lắp đặt cũng không quá phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng, nhưng cần phải tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo bảo mật thông tin đối với người dùng và an toàn giao thông của cộng đồng.

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

 

Thông tin liên hệ:

Văn phòng: 373-375 Nguyễn Trọng Tuyển, P. 2, Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

IoT Lab: Phòng C4, Khu công nghệ phần mềm, Đại học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (+84) 868 963 967

Email: [email protected]

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *